Hiện vật sắt Cồn Ràng
Từ buổi sơ khai của loài người tiến vào văn minh đã chính thức ghi vào bản đồ di chỉ khảo cổ học Việt Nam một địa điểm về văn hóa Sa Huỳnh – nền văn hóa rực rỡ, biểu hiện một chặng đường phát triển của một bộ phận dân cư trong khối cộng đồng cư dân Đông Nam Á, được hình thành và phát triển trong thời đại kim khí ở miền Trung Việt Nam (giai đoạn phát triển cực thịnh cách ngày nay 2000 – 2500 năm).

Tại di chỉ Cồn Ràng đồ tùy táng chất liệu sắt là hiện vật được tìm thấy trong nhiều ngôi mộ, kỹ nghệ luyện kim đồng thau của cư dân Sa Huỳnh kém phát triển so với cư dân Đông Sơn nhưng ngược lại kỹ thuật luyện sắt rất phát triển. Đồ sắt Sa Huỳnh được chế tạo từ sắt luyện trong các lò thủ công theo phương pháp hoàn nguyên, sắt có chất lượng khá cao, ít tạp chất, kỹ thuật chế tác chủ yếu là rèn nóng. Người Sa Huỳnh đã chế tác những sản phẩm sắt khá phong phú về loại hình, kiểu dáng cũng như công dụng của nó.

Sưu tập hiện vật sắt khai quật khảo cổ học tại di chỉ Cồn Ràng với 100 hiện vật bao gồm các loại vũ khí (25 hiện vật); công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt (73 hiện vật); đồ trang sức, quặng sắt (02 hiện vật); sự phong phú, đa dạng của bộ sưu tập cho thấy cư dân Sa Huỳnh đã có một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa, trồng màu và nghề đánh bắt hải sản phát triển. Đây là bộ sưu tập thứ ba của Bảo tàng và là một trong những bộ sưu tập mang tính độc đáo, đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh. 

 Bản in]

Tài trợ - Hợp tác

Tham quan

Thời gian mở cửa
Thứ ba - Chủ nhật:
- Sáng 7:30 - 11-00
- Chiều: 13h30 - 17h

Hợp tác