MẦM NON CỦA ĐẤT NƯỚC LỚN LÊN TRONG VÒNG TAY MẸ TẠI LAO THỪA PHỦ
Cập nhật:30/08/2021 10:08:11 SA
Lao Thừa Phủ được mệnh danh là “địa ngục trần gian ngay giữa lòng thành phố Huế”, nơigắn liền với sự tàn áctrong việc giam giữ, đày đọa, tra tấn và thủ tiêu bí mật hàng chục ngàn chiến sĩ Cộng sản, đồng bào yêu nước của thực dân Pháp và Mỹ - Ngụy trong suốt hơn 76 năm chúng thiết lập nhà lao này. Tội ác dã man đó của thực dân, đế quốc đã làm cho cả thế giới phải bàng hoàng, phẫn nộ. Trong chốn lao tù luôn cận kề với cái chết, những chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước vẫn luôn nêu cao khí phách kiên trung, bất khuấttrong đấu tranh cách mạng. Có lẽ ít ai có thể ngờ rằng ngay trong chốn ngục tù tăm tối của lao Thừa Phủ, bên cạnh lòng nồng nàn yêu nước dành cho Tổ quốc thì còn có tình mẫu tử thiêng liêng của một nữ chiến sĩ biệt động Thành ủy Huế với cô con gái hơn 1 tháng tuổi của mình khi bị bắt giam ở nơi đây.
Ba Thu Hà 5 tuổii, sau khi ra LTP
Ba Thu Hà 5 tuổii, sau khi ra LTP

        Trong thời kỳ Mỹ - Diệm, Ngô Đình Cẩn sử dụng lao Thừa Phủ như một công cụ quan trọng để thực hiện chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng”, “lê máy chém khắp chiến trường miền Nam” sau đạo luật 10/59 được ban hành ngày 06/5/1959. Số lượng người tù chính trị, đồng bào yêu nước và kể cả những người dân vô tội bị bắt giam vào lao Thừa Phủ trong thời gian này tăng lên nhanh chóng, có lúc số tù nhân bị giam giữ lên đến 3.000 người.

       Trong số hàng ngàn tù nhân đó, có đồng chí Tôn Nữ Thu Hồng (1926-1962), quê ở phường Thủy Xuân (thành phố Huế), tham gia cách mạng từ năm 1947 tại thành phố Huế, đến tháng 6 năm 1949 thì thoát ly lên hoạt động tại Thành ủy Huế. Đồng chí Thu Hồng được nhiều người biết đến khi hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Thành ủy Huế giao phó với các bí danh khác nhau như: “Hoài Anh; Thu Hiền; Cô Ba chăn vịt; chị gái bán hàng rong”.

       Theo lời kể của bà Phạm Thị Thanh (Đảng viên ĐCSVN - Nữ biệt động Thành ủy Huế, người từng có thời gian hoạt động chung với đồng chí Thu Hiền (tức Thu Hồng)):“Vào năm 1956, Thành ủy Huế được cấp trên bố trí công tác mới là xây dựng địa bàn hoạt động công khai ở Sài Gòn cho liên Khu ủy Khu 5, bà Thanh đảm nhận nhiệm vụ xây dựng  địa bàn hoạt động công khai, đảm bảo cơ quan làm việc của đồng chí Lê Lung (Phó Bí thư Đảng bộ Khu 5) và đồng chí Thu Hiền xây dựng cơ sở công khai tại Quận 1 (Sài Gòn) để đảm bảo cơ quan làm việc của đồng chí Lê Minh (Bí thư Đảng bộ Khu 5) .Đến tháng 8 năm 1958, đồng chí Thu Hồng bị địch bắt tại Sài Gòn rồi đem ra giam tại lao Thừa Phủ. Đặc biệt hơn, vào thời điểm bị bắtđồng chí Thu Hồng vừa sinh được một cháu gái khoảng hơn 1 tháng tuổivà để bảo vệ cũng như chăm sóc cho con gái của mình, đồng chí đã quyết định mang con gái vào nhà lao Thừa Phủ để có thể hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của một người mẹ bên cạnh tình yêu Tổ quốc trong quá trình bị giam giữ và tra tấn tại nơi đây.

      Ở lao Thừa Phủ, kẻ thù đã không từ một thủ đoạn, âm mưu tàn ác nào để tra tấn, tiêu diệt các chiến sĩ Cộng sản, đồng bào yêu nước nhưng chính ở nơi bị đầy ải khốc liệt nhất, đứng trước những kiểu tra tấn vô cũng dã man của kẻ thù thì ý chí và phẩm giá của người Cộng sản và tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ luôn tỏa sáng. Bà Nguyễn Thị Nho (bí danh là An - bạn tù cùng phòng giam chung của đồng chí Thu Hồng ở lao Thừa Phủ) kể rằng: “Có lần quân địch tra tấn, khai thác thông tin từ đồng chí Thu Hồng với nhiều hình thức tra tấn khác nhau nhưng không có kết quả gì thì chúng liền đe dọa rằng nếu tiếp tục không khai thì sẽ làm hại đến con gái của đồng chí Thu Hồng, những lời đe dọa của quân thù đối với con gái đã khiến bản năng của một người mẹ trỗi dậy và chống trả những tên lính canh ngay lập tức bằng việc cầm chiếc ghế đẩu trong phòng tra tấn đánh liên tục vào những tên lính canh. Sau vụ việc đó bọn chúng liền nhốt đồng chí Thu Hồng vào casô biệt giam nhiều ngày liền để khủng bố tinh thần và trả đũa. Nhưng cho dù tra tấn như thế nào đi chăng nữa thì bọn chúng vẫn không thể khuất phục được ý chí của nữ chiến sĩ biệt động Thành ủy Huế kiên trung này.

        Trong thời gian 5 năm (1958-1962) được xem là khoảng thời gian quý giá được ở bên mẹ của cô gái nhỏ Hà Thị Thu Hà,“con gái độc nhất” của liệt sĩ Thu Hồng. Tuy đó là khoảng thời gian luôn thiếu thốn về điều kiện vật chất, luôn bị khủng bố về tinh thần nhưngThu Hà luôn cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, sự ấm áp khi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và cả sự che chở những người đồng đội của mẹ trong lao Thừa Phủ. Cô con gái nhỏ là động lực lớn lao để đồng chí Thu Hồng vượt qua các đơn đau về thể xác lẫn tinh thần để tiếp tục vận động, tổ chức và cổ vũ các chị em tù chính trị trong phòng giam tiếp tục đấu tranh chống lại chế độ lao tù hà khắc, luôn là tấm gương sáng cho các đồng đội noi theo. Bà Thu Hà xúc động hồi tưởng lại: “Tôi nhớ rằng, mẹ tôi trước mỗi lần bị bọn cai ngục gọi phòng tra tấn, mẹ đều bế tôi thật lâu rồi gửi tôi cho các người bạn tù bồng bế, chăm sóc và bảo vệ tôi rồi khi đó mới an tâm một mình đi vào đối đầu với những màn tra tấn tàn ác của kẻ thù. Sau mỗi trận đòn tra tấn của bọn lính canh, mẹ tôi quay lại phòng với những vết thương rớm máu trên cơ thể nhưng mẹ vẫn liền ôm tôi vào lòng an ủi, xoa tóc tôi và cố gắng động viên lẫn nhau xem như không có vấn đề gì” . Với chế độ lao tù hà khắc, bị tra tấn liên tục, những bữa cơm đạm bạc của người tù chính trị hầu như không có chút dinh dưỡng nào càng làm cho một người mẹ như đồng chí Thu Hồng luôn trong tình trạng gầy gò, thiếu sữa. Đồng chí Thu Hồngphải nhờ vào sự giúp đỡ của các nữ đồng đội có con nhỏ như mình cho cô con gái nhỏ của mình bú mớm, hay đơn giản là những chiếc bánh, chiếc kẹo ít ỏi nhưng gói đầy sự yêu thương của những người bạn tù (từ những lần thăm tù quý hiếm của các gia đình thường phạm mang vào) dành tặng cho hai mẹ con đặc biệt này.

       Đến năm 1962, sau suốt thời gian gần 5 năm bị giam giữ và tra tấn liên tục về mặt thể xác lẫn tinh thần tại ngục tù lao Thừa Phủ, ngày 19/4/1962 đồng chí Thu Hồng đã anh dũng hy sinh sau một buổi tra tấn bằng điện của những tên cai ngục. Bà Nguyễn Thị Nho cho biết: “Vào khoảng 16h30 đến 17h30 ngày 19/4/1962, sau gần hơn 1 tiếng tra tấn bằng điện trong phòng kín thì đồng chí Thu Hồng đã hy sinh khi bị địch tra tấn liên tục vào các bộ phận mềm trên cơ thể. Những vết tra điện làm da thịt của đồng chí Thu Hồng cháy đen khiến ai nhìn vào cũng bàng hoàng, không thể cầm được nước mắt vì thương xót. Lúc hy sinh, đồng chí Thu Hồng đang giữ chức vụ Ủy viên BCH Phụ nữ Huế; cán bộ Thành ủy Huế[6]. Sau khi nghe tin đồng chí Thu Hồng hy sinh, bà Nguyễn Thị Lài (Ban quản lý chợ Đông Ba lúc bấy giờ) là người bạn bán gạo của mẹ đồng chí Thu Hồng đã thông báo cho bà đến nhận xác con gái về an táng và xin đón cô cháu ngoại về nuôi dưỡng. Lúc này, cháu bé Thu Hà mới được 5 tuổi và may mắn sau những nỗ lực của bà ngoại thì cháu được đón về ở với bà. Sau này lớn lên, Thu Hà theo học ngành Bưu chính Viễn thông và sau đó công tác tại Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế.Thu Hà đã tiếp tục sự nghiệp của mẹ mình bằng cách ra sức học tập, làm việc, góp phần kiến tạo tỉnh nhà phát triển trong thời đại mới với nhiều năm liền có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực công tác của mình.Với những công lao, không ngại khó khăn gian khổ hy sinh của mình trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, liệt sĩ Tôn Nữ Thu Hồng được tặng Bằng Tổ Quốc ghi công vào năm 1978. Năm 1985, bà được Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì và năm 1997 được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

      Giờ đây, Khu chứng tích lao Thừa Phủđã chính thức mở cửa đón du khách đến tham quan vàThu Hà sau gần 60 năm lại mới có cơ hội quay lại nơi đây với nhiều cảm xúc khó tả. Thu Hà nhỏ bé ngày nào giờ đây đã là một người mẹ, một người bà của một gia đình nhỏ, những dòng ký ức tuổi thơ năm nào được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ cứ thế ùa về, cô Hà xúc động tâm sự rằng: “Sau gần 60 năm khi được chân quay lại đây, tôi rất hồi hộp và xúc động khi bước chân vào thăm lại nơi mà mẹ mình đã hy sinh và nơi mà mình từng có 5 năm tuổi thơ đầu đời quý giá lớn lên trong sự yêu thương vô bờ bến của mẹ. Xen lẫn với cảm xúc nhớ mẹ, thương mẹ là một chút căm hận đối với chế độ tàn ác của Mỹ-Ngụy khi đã thực vô số tội ác đối với hàng nghìn chiến sĩ Cộng sản, đồng bào yêu nước bị bắt về giam giữ, tra tấn, thủ tiêu bí mật tại nơi đây.

      Theo dòng chảy của thời gian, những vết thương của chiến tranh giờ đây đã phần nào vơi bớt những nổi đau. Hiện nay, lao Thừa Phủ đã trở thành một địa chỉ đỏ để giáo dục cho các thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các chiến Cộng sản, đồng bào yêu nước ngay từ trong ngục tù tăm tối của bọn thực dân, đế quốc. Câu chuyện có thật về tình mẫu tử thiêng liêng của liệt sĩ Tôn Nữ Thu Hồng và cô con gái Hà Thị Thu Hà càng giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự tàn ác của chiến tranh, tình mẫu tử thiêng liêng và sức sống mạnh mẽ của các mầm non đất nước khi vươn mình lớn lên mạnh mẽ ngay chính trong “địa ngục trần gian giữa lòng thành phố Huế”. Để từ đó, các mầm non ấy lại viết tiếp sứ mạng lịch sử của các thế hệ đi trước, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ nước nhà trong thời đại mới.

 


 

Dương Vĩnh Hậu
 Bản in]

Tài trợ - Hợp tác

Tham quan

Thời gian mở cửa
Thứ ba - Chủ nhật:
- Sáng 7:30 - 11-00
- Chiều: 13h30 - 17h

Hợp tác