Đặng Văn Việt sinh năm 1920, là người làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thân sinh là Tổng đốc Nghệ An Đặng Văn Hướng, thân mẫu là cụ bà Hoàng Thị Hiền. Ông từng được người Pháp mệnh danh là "Hùm xám đường 4" do thành tích chỉ huy Trung đoàn 174 giành được nhiều chiến tích trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng nhưng ký ức về những năm tháng kháng chiến hào hùng và những đau thương, mất mát của dân tộc vẫn còn đọng lại trong lòng mỗi người dân Việt Nam mỗi khi nhớ về những người đã khuất. Mỗi kỷ vật đều gắn với một kỷ niệm một thời của các anh hùng liệt sĩ, các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Tất cả đều mang đến những câu chuyện xúc động của tình quân dân trong cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
Lao Thừa Phủ được mệnh danh là “địa ngục trần gian ngay giữa lòng thành phố Huế”, nơigắn liền với sự tàn áctrong việc giam giữ, đày đọa, tra tấn và thủ tiêu bí mật hàng chục ngàn chiến sĩ Cộng sản, đồng bào yêu nước của thực dân Pháp và Mỹ - Ngụy trong suốt hơn 76 năm chúng thiết lập nhà lao này. Tội ác dã man đó của thực dân, đế quốc đã làm cho cả thế giới phải bàng hoàng, phẫn nộ. Trong chốn lao tù luôn cận kề với cái chết, những chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước vẫn luôn nêu cao khí phách kiên trung, bất khuấttrong đấu tranh cách mạng. Có lẽ ít ai có thể ngờ rằng ngay trong chốn ngục tù tăm tối của lao Thừa Phủ, bên cạnh lòng nồng nàn yêu nước dành cho Tổ quốc thì ...
* Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Tần
Đồng chí Võ Văn Tần (bí danh Bảy, Già Trầu) sinh năm 1891 trong một gia đình nông dân nghèo, giàu truyền thống yêu nước tại làng Đức Hòa(nằm ven sông Vàm Cỏ Đông), quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn, nay là xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.Vùng đất này có vị trí chiến lược quan trọng, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng.
Trong sự thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta không thể quên công lao của cụ Phạm Khắc Hòe – một vị nhân sĩ yêu nước, tiến bộ, bằng hành động và cách ứng xử đúng đắn của mình đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự sụp đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhắc đến tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta đều biết: ông là một vị tướng huyền thoại của Việt Nam ở thế kỷ XX. Đến khi tìm hiểu về tiểu sử của Đại tướng, chúng ta mới nhận ra một điều đặc biệt: Trước khi trở thành vị Tổng Tư lệnh Quân đội, Võ Nguyên Giáp là một giáo viên dạy môn Lịch sử xuất sắc tại trường Tư thục Thăng Long (Hà Nội).
Theo bản ký kết đồng minh Nhật - Pháp, Chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận yêu sách của Chính phủ Pháp. Mùa thu năm 1908, Chính phủ Nhật ra quyết định giải tán du học sinh Việt Nam. Theo đó, nhiều du học sinh Việt Nam đã rời khỏi Nhật Bản.
Vào năm 1992, trong khi đào móng để xây Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa thiên Huế tại số 18A đường Hà Nội, thành phố Huế (khu vực nhà của Sogny) người ta phát hiện 17 bộ hài cốt và nhiều kỷ vật.Dựa vào những kỷ vật còn sót lại, các cựu chiến binh từng tham gia trận 50 ngày đêm đánh Pháp ở Huế như các ông: Phan Đàn, Vĩnh Mẫn, Mai Duy Hồ… khẳng định đó là hài cốt của cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đội 9 Tiểu đoàn Tiếp phòng quân Thuận Hóa hy sinh vào đầu năm 1947.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày19/12/1946với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”. Đúng 2 giờ 30 phút ngày 20/12/1946 Huế nổ súng mở đầu cho cuộc chiến anh dũng, hào hùng 50 ngày đêm của quân và dân thừa thiên Huế bao vây, tiến đánh quân Pháp.
50 năm đã qua đi, nhưng người dân Cố đô vẫn không thể quên hình ảnh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người con gái sông Hương.