CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ ĐỨC ANH
Cập nhật:01/12/2021 3:02:01 CH
Đồng chí Lê Đức Anh (tên khai sinh là Lê Văn Giác; bí danh Sáu Nam) sinh ngày 01 tháng 12 năm 1920 tại làng Trừng Hà, xã Phú Gia, huyện Phú Vang; quê quán làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ảnh gia đình đồng chí Lê Đức Anh, năm 1962
Ảnh gia đình đồng chí Lê Đức Anh, năm 1962

        Đồng chí xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, Ông nội là Lê Thảng một sĩ phu từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp; Bà nội là Cung Thị Quyến; Cha là Lê Quang Túy (1885 - 1969) làm nghề thầy thuốc, người dân địa phương thường gọi là "Thầy khóa Túy"; Mẹ là Lê Thị Thoa (1886 - 1967) một người phụ nữ cần mẫn, chăm chỉ suốt đời vì chồng vì con.Khi đồng chí Lê Đức Anh bước vào tuổi thiếu niên cũng là lúc bố mẹ nuôi (tức cô dượng - ở làng Trừng Hà) của thân phụ đồng chí lần lượt qua đời, nên anh chị em được bố mẹ đưa trở về quê hương ở làng Bàn Môn, nơi có con sông Truồi nước trong xanh êm ả, mang phù sa bồi đắp cho ruộng vườn tươi tốt quanh năm. Cũng chính nơi đây, đồng chí Lê Đức Anh đã được “dự thính” những cuộc chuyện trò của bậc ông cha, những người đau đáu về thời cuộc, và sớm hun đúc tinh thần cách mạng.

       Người đã dìu dắt và có ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước cho đồng chí Lê Đức Anh là ông Lê Bá Dị (1901 - 1978), người cậu họ, thành viên của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế; tháng 4/1930, là Tỉnh ủy viên, Bí thư Chi bộ ghép Phú Vang - Phú Lộc, là đảng viên lớp đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, là người dùi dắt và có ảnh hường đến tư tưởng yêu nước cho đồng chí Lê Đức Anh. Cũng chính vị tiền bối này đã sưu tầm rất nhiều sách báo viết về tình hình trong và ngoài nước rồi đưa cho chàng thiếu niên Lê Đức Anh đọc. Và cũng chính ông Lê Bá Dị đã kết nạp vị Đại tướng sau này vào Đảng Cộng sản lúc 18 tuổi (năm 1938) ngay trên quê nhà.Theo đồng chí Lê Đức Anh chia sẻ: “Ngoài giờ đi làm gia sư, đồng chí còn đọc báo, đọc sách cho ba má, anh chị em trong gia đình và những người bạn của gia đình đến chơi cùng nghe vì ở nông thôn, những người ít tuổi mà biết chữ Quốc ngữ, biết tiếng Pháp không nhiều. Các tờ báo lưu hành công khai lúc bấy giờ như Nhành lúa, Lao động, Dân, Tiếng Dân. Nhà sách Hương Giang đã phát hành những cuốn sách như Vấn đề dân cày, Đông Dương với vấn đề phòng thủ, Giá trị lao động...”, 

        Những sách báo này đều được ông Lê Bá Dị cung cấp. Mọi người được nghe đọc sách, báo rất thích. Hồi đó, những cuốn sách viết về dân An Nam khởi nghĩa chống lại sự xâm lược và đô hộ của các triều đình phương Bắc nhiều lắm, mà chính quyền đô hộ cũng không cấm, cứ đọc thoải mái.

       Đến năm 1935, có những tài liệu nói về nước Nga Xô Viết, mặc dù thực dân Pháp cấm không cho lưu hành, nhưng ông Lê Bá Dị và những người bạn của ông vẫn lưu truyền ở địa phương, trong đó đồng chí Nguyễn Ái Quốc thì chỉ nghe kể chứ không có tài liệu, báo cũng không có, vì bị kiểm soát rất chặt chẽ. Nhưng qua ông Lê Bá Dị đồng chí Lê Đức Anh hiểu rõ hơn về Nguyễn Ái Quốc:“Nguyễn Ái Quốc là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Đảng Cộng sản Pháp là thành viên của Đệ tam Quốc tế”.

      Ông Dị thường bảo: “Cộng sản họ có cờ búa liềm. Búa là biểu tượng cho thợ thuyền, còn liềm là hình ảnh của dân cày, hai lực lượng này sẽ hợp nhau lại để tranh đấu cho quyền lợi của thợ thuyền và dân cày.

 Có lần ông Lê Bá Dị bảo tôi:

- Cháu đã được đọc nhiều, cháu có hiểu biết, cháu hãy cố gắng làm việc tốt để giúp gia đình và giúp người dân quê ta.

- Dạ, cháu sẽ số gắng - Tôi trả lời nhỏ nhẹ.

      Bạn bè làng xóm cùng trang lứa với tôi cũng có nhiều, nhưng từ nhỏ tôi chơi thân với anh Hoàng Văn (Trọng) Viễn, anh hơn tôi 3 tuổi, mọi người vẫn gọi anh là Viết. Vì thích đọc sách báo nên tôi hay đến nhà anh. Bố anh Viết tên là Hiến (thường gọi là Kiểm Hiến). Anh Viết vừa đi học, vừa làm vườn giúp cha. Năm 1936, anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Người dìu dắt và gợi ý với tổ chức bồi dưỡng, thử thách và kết nạp anh Viết là ông Lê Bá Dị. Mãi sau này, tôi mới biết ông Lê Bá Dị là Tỉnh ủy viên, ông cùng trang lứa và hoạt động với ông Đỗ Tram - Huyện ủy viên huyện Phú Vang. Anh Hồ Nguyên là anh rể tôi và là láng giềng với ông Đỗ Tram. Anh Hồ Nguyên cũng được ông Đỗ Tram kết nạp vào Đảng. Anh Hoàng Văn (Trọng) Viễn và anh Hồ Nguyên hoạt động cùng thời với nhau và trước tôi. Mỗi lần đọc sách báo cho mọi người nghe, những điều chưa biết hoặc chưa hiểu, tôi thường hỏi ông Dị và ông đã giải đáp cho tôi hiểu rồi hướng dẫn tôi cách tuyên truyền bằng sách báo”.

     Những tài liệu ông Lê Bá Dị cung cấp đã có ảnh hưởng tới đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí đã bắt đầu có nhận thức về chính trị - xã hội và cái niềm khát khao ban đầu còn mơ hồ thì nay đã rõ dần, muốn làm một điều gì đó cùng với người dân lam lũ nhằm thay đổi cuộc sống lầm than, cơ cực.

      Có thể nói, đồng chí Lê Đức Anh tham gia hoạt động cách mạng bắt đầu từ việc đọc sách, báo, tuyên truyền cho dân chúng, trao đổi với nhau về tình hình đất nước bàn cách đấu tranh đòi giảm sưu thuế hà khắc của thực dân, phong kiến, đòi tự do, dân chủ ở làng quê. Từ chỗ được giao việc đọc sách, báo cho dân chúng nghe, đồng chí được giác ngộ và năm 17 tuổi chính thức tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương. Đầu năm 1937, nghe tin đại diện của Chính phủ Pháp sẽ sang điều tra tình hình ở Đông Dương, một cuộc vận động rất sôi nổi đã diễn ra ở Thừa Thiên Huế. Đồng chí Lê Đức Anh được anh Hồ Nguyên giao nhiệm vụ đi vận động lấy chữ ký của nông dân các làng vào danh sách yêu cầu đối với thực dân Pháp. Cuộc vận động hồi đó gọi là "lấy yêu cầu" chứ không nói là "yêu sách", trong đó có hai nội dung rất thiết thực đối với dân chúng, một là giảm thuế điền thổ, hai là bỏ thuế thân. Theo như đồng chí Lê Đức Anh viết trong cuốn Hồi ký “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng”: “Hồi đó, chúng tôi tích cực đi vận động. Lúc này ba tôi vui lắm và động viên tôi hoạt động. Có thể nói, "phong vào dân chủ" đã nhanh chóng trở nên sôi nổi, rộng khắp. Từ chỗ đấu tranh đòi giảm thuế đã tiến tới đòi giảm đi xâu, giảm sưu, giảm phu phen lao dịch, đòi tự do, hòa bình. Đây là cuộc biểu dương lực lượng hùng hậu, thể hiện khí thế đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện khẩu hiệu của Mặt trận Dân chủ do Đảng lãnh đạo.

       Vào những năm 1930-1940, khi mà người ta tình nguyện vào Đảng Cộng sản tức là sẵn sàng đón nhận mọi sự nguy hiểm, bắt bớ, tra tấn, tù đày từ bộ máy cai trị của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến, thì mới hiểu được bằng, lúc đó muốn giác ngộ quần chúng để phát triển lực lượng cách mạng, cán bộ, đảng viên cộng sản phải chọn nơi tin cậy mà nơi tin cậy đầu tiên chính là những người thân trong gia đình, dòng họ của mình. Ông Lê Bá Dị và ông Đỗ Tram đã giác ngộ và kết nạp ba d vào Đảng đồng chí (đồng chí Lê Đức Anh,  Hồ Nguyên và Hoàng (Trọng) Văn Viễn) trong bối cảnh như vậy.

 

Lê Thị Mai An
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  

Tài trợ - Hợp tác

Tham quan

Thời gian mở cửa
Thứ ba - Chủ nhật:
- Sáng 7:30 - 11-00
- Chiều: 13h30 - 17h

Hợp tác