Hơn nửa thế kỷ đã qua đi, nhưng người dân Cố đô vẫn không thể quên hình ảnh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người con gái sông Hương và hình ảnh chị Tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên.
Cập nhật:09/04/2021 11:05:55 SA

        11 cô gái sông Hương nguyên là một Tiểu đội được thành lập tại làng Vân Thê, xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, 11 cô du kích sông Hương (11 người con gái đã lấy dòng sông Hương đặt làm tên chung cho tiểu đội mình) lên đường nhập ngũ vào cái tuổi mười tám, đôi mươi. Ban đầu các cô được giao nhiệm vụ tải thương, dẫn đường cho bộ đội chủ lực vào thành phố. Những người con gái Huế với dáng vẻ bề ngoài thùy mị, đằm thắm nhưng bên trong là sự quật cường, gan dạ, kiên trung. Họ đã anh dũng chiến đấu đẩy lùi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ có xe tăng, máy bay yểm trợ ngay giữa mảnh đất Cố đô. Ngoài ra, tiểu đội còn giúp cho bộ đội chủ lực tiểu đoàn K2 đặc công, và các đội biệt động nhắm đúng vào các mục tiêu, đánh địch, chiếm sở chỉ huy Phan Sào Nam, đánh vào khách sạn Hương Giang, Ty Cảnh sát Việt Nam Cộng hoà, Tiểu đoàn Cảnh sát dã chiến ở sân vận động Huế vào đêm mồng 1 Tết Mậu Thân. Đặc biệt, ngày 12/21968, 11 cô gái sông Hương đã tổ chức đánh địch phản kích từ hướng Thuận An lên, đẩy lùi một tiểu đoàn bộ binh Mỹ, tiêu diệt 120 tên tại ngã ba chợ Cống, phường Phú Hội (thành phố Huế), góp phần giữ vững địa bàn và bảo toàn lực lượng cho bộ đội chủ lực. Các chị tiếp tục bám địa bàn, giữ vững tay súng, kiên cường chống địch và thuyết phục những binh lính Việt Nam Cộng hoà trở về với cách mạng không làm tay sai cho địch nữa.

        Với những thắng lợi đó, Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi với bốn câu thơ:

Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường

Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường

Bác khen các cháu dân quân gái

Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương.

          Nhà thơ Tố Hữu cũng có câu thơ ca ngợi những chiến thắng của tiểu đội 11 cô gái sông Hương, trong có có câu:

“Mười một cô gái Vân dương.

Một chiến công rực rỡ phố phường…”      

        Chị cả của Tiểu đội 11 cô gái sông Hương - Chị Phạm Thị Liên, sinh ra trong một gia đình vào loại nghèo nhất làng Vân Thê (xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ). Ba chị là một Đảng viên trung kiên bị thực dân Pháp bắt tại Côn Đảo, mẹ chị làm lụng nuôi con vừa là cơ sở cách mạng.

        Trong một đêm tại sân nhà chị Cúc, hàng ngũ nữ du kích Vân Thê xếp thành một hàng ngang trên sân, đứng đầu là chị Liên, Hợi, Nở, Lê, Hoa, Diên, Nguyễn Hoa, Xê, Nết, Cúc, trong đó chị Liên được trang bị khẩu AK, khẩu K54, đầu đội mũ tai bèo. Sau khi nghe anh Bảy Lanh và anh Bình trực tiếp lãnh đạo, giao nhiệm vụ và chia sẻ những khó khăn của ta, các anh tưởng chị Liên sẽ bối rối, lo lắng nhưng chị rất tỉnh táo và tin vào khả năng của các chị em trong đội, chị đã khẩn khoản đề bạt “Để tụi em trực tiếp cùng các anh đánh Mỹ”; “Cuộc chiến đấu của chúng ta không đơn độc, chúng ta có các anh bộ đội bên cạnh, phía sau ta là các bà con, cô bác, đất này là đất của ta! Đất này là mồ chôn xác Mỹ!”

        Hôm ấy trời nhiều mây, mưa xuân lất phất, chị Liên đội mũ tai bèo, vai khoác khẩu AK, lưng đeo đầy lựu đạn, chị vừa đi, vừa chạy hết chỗ này đến chỗ khác, chiếc áo quân phục màu xanh ướt đẫm mồ hôi. Gần trưa địch bắn pháo vào trận địa, không gian trở nên hỗn độn, từng cột khói đen dựng lên, nhà cửa, cây cối, đất đá bị băm vụn. Chị Liên thông báo địch chuẩn bị tấn công, dứt sau trận bắn pháo chúng tôi đã nghe tiếng ầm ì từ phía An Cựu vọng lại, mặt đất rung chuyển. Một đoàn xe tăng hơn 10 chiếc quay nòng súng các loại bắn xối xả vào làng.

        Trên hướng chị Liên ngay từ phút đầu 3 chiếc bị bắn cháy bằng những đường đạn xanh của đạn B40, mặc dù bị phủ đầu nhưng được những xe sau yểm trợ, bọn bộ binh liều lĩnh xung vào trận địa. Bỗng cùng một lúc 4,5 quả lựu đạn nổ ngay trong đám lính Mỹ, nhiều xác Mỹ tan thây, chúng chưa kịp định hướng thì  chị Liên hô tô: Bắn

        Sau mỗi lần phản kích, chị Liên lại bò tới từng tổ, từng người để động viên chị em tiếp tục củng cố trận địa, lúc đó quên cả đói, cả khát, tai chúng tôi điếc đặc, nói thật to và ghé sát nhau mơi nghe song tinh thần chiến đấu rất cao bởi trong khói lửa của pháo đạn, chúng tôi vẫn thấy chị Liên – người chị cả của đội suốt đêm không ngủ, cả ngày chiến đấu nhưng gương mặt và ánh mắt của chị luôn ánh lên niềm tin chiến thắng.

Ngày 24/4/1972, trong một trận đánh chống quân Mỹ - Việt Nam Cộng hoà  càn xuống Kim Long, Tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên anh dũng hy sinh. Chị Liên đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, theo Quyết định số 385/KT-CTN của Chủ tịch nước ngày 20/12/1994 và được đặt tên đường tại phường Kim Long, Huế.

        Những chiến công hiển hách của 11 cô gái sông Hương và chị Tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên mãi mãi là biểu tượng cao đẹp của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Thừa Thiên Huế nói riêng, xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà lúc sinh thời Bác Hồ đã trao tặng.

Những chiến công hiển hách trong lịch sử của 11 cô gái sông Hương đã được nhân dân thành phố Huế tôn vinh, là tượng đài "sống" về lòng dũng cảm và ý chí anh dũng của những người con gái đất Cố đô.

        UBND tỉnh đã cho xây dựng tượng đài 11 cô gái Sông Hương tại khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Bia chiến công khởi dựng ngày 15/4/2016, là công trình lịch sử văn hóa có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định sự tri ân, tưởng niệm của quân, dân tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước về những chiến công và sự hy sinh cao cả của Tiểu đội 11 sông Hương  trong những năm tháng đánh Mỹ cứu nước, đồng thời cũng là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

 

 

[1] Hồi nhỏ tên gọi là Thơm

Lê Thị Mai An
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  

Tài trợ - Hợp tác

Tham quan

Thời gian mở cửa
Thứ ba - Chủ nhật:
- Sáng 7:30 - 11-00
- Chiều: 13h30 - 17h

Hợp tác