Địa điểm hoạt động bí mật của xứ Ủy trung kỳ giai đoạn 1938-1939.
Nằm ngay giữa con phố sầm uất, buôn bán tấp nập cộng thêm sự hối hả của những lo toan cuộc sống chắc hẳn không ai để ý đến sự hiện diện của một ngôi nhà với biển hiệu “ Hiệu sách Thuận Hóa”số 95c phố Gia Long nay 141 đường Phan Đăng Lưu, phường Phú Hòa, thành phố Huế.

Nhìn từ bên ngoài đây chỉ là một cửa hiệu bán sách báo như bao cửa hiệu bán sách báo khác ở trung tâm thành phố Huế, nhưng nơi đây đã gắn với bao sự kiện lịch sử quan trọng được ngụy trang dưới một cửa hiệu bán sách báo, làm bình phong che mắt địch cho cơ quan Xứ Uỷ Trung Kỳ hoạt động trong giai đoạn 1938- 1939.

Lúc bấy giờ, vào tháng 6-1936 chính phủ mặt trận nhân dân Pháp thắng cử và lên cầm quyền đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ như : tự do dân chủ, tự do nghiệp đoàn, cải thiện chế độ làm việc cho người dân lao động, giảm thuế đặc biệt là chính sách ân xá và giảm án cho tù chính trị. Cũng trong thời gian này các đồng chí : Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu, Bùi San..., được trả tự do nhưng  bị quản thúc tại Huế nhanh chóng chắp nối lại liên lạc, xây dựng cơ sở trong dân, phát triển lại phong trào cách mạng ở các tỉnh miền Trung.

Trước tình hình đó, tháng 3-1938 Xử ủy Trung kỳ được thành lập đồng chí Lê Duẩn được bầu làm bí thư.

Để có cơ sở và địa bàn hoạt động, hai đồng chí Tô Kim Thuyên và đồng chí Lê Thị Quế tìm gặp vợ chồng ông Châu Tùng Cẩm để tìm thuê căn nhà 95c này, để mở của hiệu bán sách báo làm bình phong che mắt địch cho cơ quan xứ ủy Trung kỳ hoạt động.

Mảnh đất để xây dựng căn nhà số 95c (gồm cả 95a và 95b) nguyên trước đây là của ông Lê Mậu Cảnh. Năm 1920, vợ chồng ông Châu Tùng Cẩm và bà Tôn Nữ Thị Huệ đã mua mảnh đất này. Nhưng phải đến 13 năm sau, năm 1933 vợ chồng ông mới chính thức xây nhà. Nhà xây thành 3 căn, mặt quay về hướng Đông (tức là nhìn ra phố Phan Đăng Lưu) có cấu trức giống nhau, có cửa bên thông với nhau. Mái lợp ngói liệt, nền lát gạch nung, toàn bộ rui mèn, vĩ kèo, đòn tay đều làm bằng gỗ. Ông bà sống chủ yếu ở 2 căn 95a và 95b, riêng căn 95c này thường để cho khách đến thuê để mở cửa hiệu buôn bán.

Căn nhà 95c gồm có ba phòng : phòng ngoài, phòng giữa, phòng bếp.

Phòng ngoài:   Tại đây có trưng bày một số hiện vật gốc: bộ bàn ghế để ngồi đọc sách  một số tủ đựng sách báo. Kế bên đây là căn buồng nhỏ. Căn buồng này là nơi ở, nghỉ ngơi làm việc của đồng chí Lê Duẩn (bí thư Xứ Uỷ Trung Kỳ giai đoạn 1938-1939).

Phòng giữa:  Được chia thành 2 phần bởi bức tường lửng cao 0,7m phía trong có mái lợp, có đặt bộ bàn ghế, một tấm phản là nơi nghỉ ngơi trò chuyện của các đồng chí trong xử ủy và các đồng chí tới đây làm việc. Phía ngoài không có mái lợp .

Phòng bếp: Tại đây có trưng bày một số vật dụng sinh hoạt ăn uống như mâm gỗ và một số chén bát sứ. Kế bên đây là nơi dùng để nấu ăn. Trước đây phía dưới bếp có một hầm bí mật dùng để cất dấu những tài liệu quan trọng của xứ ủy, nay thì không còn nữa.

Căn nhà 95c là di tích lịch sử lưu niệm sự kiện, nơi hoạt động bí mật của Xứ uỷ Trung Kỳ, đây là một loại di tích lưu niệm khá phổ biến trên đất nước ta phản ảnh những năm tháng khó khăn gian khổ kiên trì, nhẵn nại dám hi sinh của các chiến sĩ cộng sản hoạt động trong lòng địch, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Từ cơ sở hoạt động bí mật này đã có nhiều cuộc họp đề ra nhiều chỉ thị, nghị quyết kịp thời cho phong trào đấu tranh ngày càng cao của công nhân, học sinh và trí thức ở toàn khu vực miền Trung. Nơi đây còn là nơi rèn luyện, đào tạo được nhiều chiến sĩ trung kiên của Đảng.

Tuy quan Xứ ủy Trung kỳ chỉ tồn tại một thời gian ngắn (1938-19389) nhưng đã góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng Miền Trung, đã chỉ đạo tất cả những cơ sở hoạt động công khai, bán công khai và bí mật trên địa bàn Miền Trung, là cơ sở vững chắc làm bàn đạp cho cách mạng miền Trung nói riêng và cả cách mạng Việt Nam nói chung bước vào một thời kỳ cách mạng sôi động, quyết liệt thời kỳ lịch sử giai đoạn 1939-1945.

Vào ngày 12-12-1986, di tích này đã được bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngày nay, di tích đã trở thành địa điểm tham quan giáo dục truyền thống cho cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ và được mở cửa vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần để đón du khách gần xa tới tham quan cùng với hệ thống di tích lịch sử văn hóa khác như: Nhà lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu, 119 đường Phan Bội Châu, Trường An, thành phố Huế. Khu di tích lịch sử chín hầm 112 đường Thiên Thai, phường An Tây, thành phố Huế.

Mai An
 Bản in]
Các bài khác
     

Tài trợ - Hợp tác

Tham quan

Thời gian mở cửa
Thứ ba - Chủ nhật:
- Sáng 7:30 - 11-00
- Chiều: 13h30 - 17h

Hợp tác