KỶ NIỆM 115 NĂM NĂM SINH ĐỒNG CHÍ NGUYỄN CHÍ DIỂU
Cập nhật:15/12/2023 4:09:28 CH
Thiết thực kỷ niệm 115 năm năm sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908-2023), sáng ngày 15/12/2023, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lưu niệm của đồng chí Nguyễn Chí Diểu (làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, thành phố Huế).

           Đến tham dự buổi lễ, có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm – nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; đại diện các lãnh đạo Tỉnh Ủy, UBND, UBMTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế cùng đông đảo các sinh viên khoa Lịch sử Đại học Khoa học Huế, khoa Lịch sử trường Đại học Sư Phạm Huế; các thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diểu. Trước đó, vào chiều ngày 14/12/2023, Bảo tàng Lịch sử đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tại phần mộ của đồng chí Nguyễn Chí Diểu tại Nghĩa trang mang tên Phan Bội Châu (đường Thanh Hải, phường Trường An, thành phố Huế). Đây là hoạt động thể hiện sự tri ân và tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Chí Diểu, người chiến sỹ Cộng sản tiền bối, người có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của cả dân tộc.

          Đồng chí Nguyễn Chí Diểu sinh năm 1908,xuất thân trong gia đình nhà Nho có truyền thống hiếu học,tại làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, thành phố Huế. Năm 1925, đồng chí Nguyễn Chí Diểuhọc tại trường Quốc học Huế. Trong thời gian này đồng chí đã liên hệ và kết thân với nhà chí sĩ, thanh niên yêu nước như cụ Phan Bội Châu, thầy giáo Võ Liêm Sơn,... Năm 1927, đồng chí Nguyễn Chí Diểubị buộc nghỉ học vì tham gia bãi khóa tại trường Quốc Học. Năm 1928, đồng chí tham gia Uỷ viên Kỳ bộ Trung kỳ (Đảng Tân Việt). Năm 1929, đồng chí Nguyễn Chí Diểu được cử vào Sài Gòn hoạt động, trở thành một trong những cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Thành ủy Sài Gòn- Chợ Lớnvà sau đó được bầu làm Bí thư tỉnh Gia Định. Tháng 10/1930, khi đang trên đường công tác giữa thành phố Sài Gòn, đồng chí Nguyễn Chí Diểu bị thực dân Pháp bắt giam, kết án tù khổ sai chung thân và lưu đày ra nhà tù Côn Đảo. Đến tháng 6/1936, đồng chí Nguyễn Chí Diểu được trả tự do và trở về Huế. Tại quê nhà, trên cương vịỦy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Khóa I,đồng chí Nguyễn Chí Diểu vẫn tiếp tục hoạt động, lãnh đạo các cuộc đấu tranh ở Huế và các tỉnh Trung Kỳ.Đến tháng 3/1938, căn bệnh lao phổi của đồng chí ngày càng trầm trọng. Đồng chí Nguyễn Chí Diểu đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 15/9/1939và được an táng tại Nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu.

         Với những đóng góp vô cùng to lớn ấy, đồng chí Nguyễn Chí Diểu xứng đáng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà hoạt động chính trị, một người Đảng viên ưu tú, mẫu mực, một lòng vì Đảng, vì dân.Hiện nay, Khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu (tại làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, thành phố Huế) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia ngày 30/12/1991.Hoạt động kỷ niệm115 năm năm sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểulà dịptôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Chí Diểu đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần học tập và noi gương trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Bảo tàng Lịch sử
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  

Tài trợ - Hợp tác

Tham quan

Thời gian mở cửa
Thứ ba - Chủ nhật:
- Sáng 7:30 - 11-00
- Chiều: 13h30 - 17h

Hợp tác